Cấp Độ Bền Của Bulong - Phân Loại, Ứng Dụng Cấp Bền

Cấp Độ Bền Của Bulong - Phân Loại, Ứng Dụng Cấp Bền

Bài viết dưới đây của Bulong Đức Khang tổng hợp chi tiết thông tin về cấp độ bền của bu lông. Nếu bạn đang tìm hiểu về chủ đề này thì đừng bỏ qua nhé!

Hiện nay bu lông là vật liệu được sử dụng phổ biến trong công nghiệp và xây dựng do đặc tính thẩm mỹ và dễ dàng gia công. Bulong có nhiều loại với kích thước và cấp độ bền khác nhau.

Vậy bạn đã hiểu rõ về loại bu lông này chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Bulong Đức Khang tìm hiểu qua những nội dung được chia sẻ sau đây nhé!

Bu lông là gì?

bu long la gi

Bu lông (bolt) là một loại sản phẩm cơ khí được sử dụng phổ biến hiện nay, có cấu tạo gồm hai phần. Phần đầu có dạng hình vuông, trụ tròn, lục giác hoặc hình dạng dù. Phần thân của bu lông có dạng trụ tròn có các khe rãnh trên toàn bộ thân hoặc một phần thân.

Bu lông được xem là một chốt khóa, dùng để ghép các đai ốc, lông đền lại với nhau một cách hoàn chỉnh. 

Cấp độ bền của Bu lông là gì?

cap do ben bu long

Cơ tính của Bu lông được thể hiện ở các thông số số như giới hạn bền, giới hạn chảy, tải trọng đối chứng, độ cứng, lực cắt và lực phá hủy do mỏi,... Cơ tính của bulong hệ mét hoặc hệ inch được ký hiệu trên đầu của sản phẩm dưới dạng số và vạch.

Cấp độ bền của bu lông được hiểu đơn giản là khả năng chịu được lực nén, kéo và lực cắt trong các mối ghép mà bu lông liên kết trong quá trình thi công và chế tạo.

Phân chia cấp bền

phan chia cap ben bu long

Dựa vào nhiều yếu tố trong bộ tiêu chuẩn, người ta sẽ phân loại cấp độ bền bu lông theo các tiêu chí sau:

  • Ứng suất thử: sF (N/mm2);
  • Khả năng chịu trọng tải va đập: J/cm2;
  • Độ giãn dài tương đối: d(%);
  • Độ cứng: Có nhiều phương pháp để thử độ cứng như Brinell, Vicker, Rockwell;
  • Giới hạn về độ chảy: Thể hiện qua các con số ngay trên đỉnh của bulong;
  • Giới hạn bền đứt: Mpa hoặc  N/mm2.

Cấp độ bền của bu lông ren theo hệ mét

Cường độ bu lông theo hệ này được thể hiện bởi 2 chữ số, được phân cách nhau bởi dấu chấm ngay trên đỉnh của bulong (8.8, 9.8, 10.9, 12.9,...)

Trong đó:

  • Số trước dấu chấm thể hiện 1/10 độ bền kéo của bu lông (đơn vị tính là kgf/mm2);
  • Số hiển thị sau dấu chấm chính là 1/10 giá trị tỷ lệ của độ bền kéo tối thiểu và giới hạn chảy.

*Ví Dụ: Bulong cấp bền 8.8 sẽ có: giới hạn chảy là 80% * 80 = 64 kgf/mm2, độ bền kéo tối thiểu là 80kgf/mm2.

Hiện nay cấp độ bền của bu lông hệ mét được sản xuất với các cấp từ 4.6 đến 12.9. Đối với hạng mục kết cấu thép, xây dựng cầu đường,.. cấp bền phải đạt thông số từ 8.8 trở lên. Còn với các ngành cơ điện, dân dụng và lắp ghép vật liệu thì thường sử dụng bu lông có cấp độ bền thấp hơn, chỉ từ 4.6 trở lên.

Cấp độ bền bu lông ren theo hệ inch

Cấp độ bền theo hệ inch được ký hiệu bằng các vạch thẳng trên đầu của bu lông. Số vạch sẽ cho người nhìn biết bulong thuộc cấp nào với giới hạn bền và giới hạn chảy tương ứng.

Bulong hệ inch có tất cả 17 cấp, nhưng thực tế người ta chỉ sử dụng cấp bền từ 2.5 và 8. Các cấp khác thường được ứng dụng vào trong các lĩnh vực đặc biệt, chẳng hạn như ngành hàng không.

Dựa vào khả năng chịu kéo, cắt, nén theo yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật mà bạn có thể chọn bu lông có cấp bền thích hợp. Việc dùng bulong có cơ tính thích hợp sẽ đảm bảo công trình được bền vững theo thời gian và tiết kiệm chi chí.

Tính ứng dụng của cấp độ bền bu lông

tinh ung dung cua cap do ben bulong

  • Bulong ốc vít có cấp bền thấp: Thường được sử dụng cho các công trình trong nhà, hệ thống đường dẫn nước, hệ thống thông gió và điều hòa không khí;
  • Bulong ốc vít có cấp bền và độ cứng cao: Do có kết cấu chống biến dạng, va đập, và mài mòn nên thường được dùng cho các công trình chất lượng cao như công trình cầu đường, bến cảng;
  • Bulong móng cấp bền 8.8 trở lên: Dùng để cố định liên kết móng và các kết cấu, đặc biệt là kết cấu thép. Thường được ứng dụng vào các hệ thống điện, trạm biến áp, hệ thống nhà máy,...
  • Bulong thanh ren, không có đầu: Ứng dụng trong xây dựng và thi công điều hòa thông gió, hệ thống cơ điện và PCCC.

>>>XEM THÊM:

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về bu lông và phân biệt được cấp độ bền của Bulong này rồi. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm về thông tin của các loại bulong khác như bulong neo, bulong nở,... tại Website của Bulong Đức Khang.

Đối tác
Các dòng sản phẩm tiêu biểu của chúng tôi