Bu Lông Là Gì? Ứng Dụng, Phân Loại, Tiêu Chí

Bu Lông Là Gì? Ứng Dụng, Phân Loại, Tiêu Chí

Nếu bạn đang tìm hiểu về khái niệm bu lông là gì và những ứng dụng, phân loại, tiêu chí đánh giá sản phẩm thì đừng bỏ lỡ bài viết nàycủa Bulong Đức Khang nhé! Những thông tin này sẽ hữu ích với bạn đấy!

Bu lông tuy có hình dạng nhỏ bé nhưng là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong cơ khí nói riêng và ngành xây dựng nói chung. Bulong có vai trò gắn kết các chi tiết lại với nhau và chính sự bền vững của bộ phận cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự bền vững của cả hệ thống thiết bị, công trình.

Những thông tin dưới đây Bulong Đức Khang cung cấp sẽ cho bạn hiểu được các thông tin xoay quanh câu hỏi bu lông là gì. Bạn hãy theo dõi nhé!

Bu lông là gì?

Bu lông Bu long la gi

Bu lông (Bulong, Boulon, Blolt, bu-loong, bù lon) là sản phẩm cơ khí được dùng để lắp ráp và ghép nối nhiều chi tiết đơn lẻ lại với nhau để tạo thành một khối thống nhất. 

Sản phẩm có cấu tạo gồm hai phần như sau:

  • Phần đầu có dạng hình vuông, trụ tròn, lục giác hoặc hình dạng dù;
  • Phần thân của bu lông có dạng trụ tròn có các khe rãnh trên toàn bộ thân hoặc một phần thân.

Bu lông được xem là một chốt khóa, dùng để ghép các đai ốc, lông đền lại với nhau một cách hoàn chỉnh.

Ứng dụng của bu lông trong đời sống

Ung dung cua Bu Long trong doi song

Sản phẩm có vai trò quan trọng và được ứng dụng phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực. Cụ thể:

  • Ứng dụng trong cơ khí chế tạo máy và lắp ráp;
  • Ứng dụng trong sản xuất các loại thiết bị, máy móc công nghiệp;
  • Dùng trong xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trình nhà xưởng, công trình kết cấu thép
  • Ứng dụng trong các hệ thống hạ tầng giao thông: đường sắt, cầu đường,...
  • Ứng dụng trong lĩnh vực hệ thống cơ điện: hệ thống thông gió, hệ thống điện công nghiệp,...

Nguyên tắc hoạt động của Bulông

Bu lông được vận hành dựa trên sự ma sát giữa ren dương và ren âm đai ốc. Thông thường ốc vít sẽ di động cho phép điều chỉnh các mối ghép và vị trí của Bulong được giữ nguyên. Các ren được có thiết kế chịu được lực kéo và lực cắt rất lớn. Do đó các chi tiết được liên kết với nhau rất chắc chắn. 

Hình dạng phổ biến của bu lông

Đa số bu lông có phần thân là dạng trụ tròn kết hợp với các đường ren liên tục. Điểm khác biệt nằm ở phần đầu của sản phẩm. Có các hình dạng khác nhau như hình vuông, hình lục giác. Trong các loại thì bu lông lục giác chìm là được sử dụng phổ biến nhất vì sự tiện dụng và tính thẩm mỹ của dòng sản phẩm này.

Phân loại bu lông

Hiện nay sản pẩm có nhiều mẫu mã khác nhau nhưng về cơ bản thường được phân loại theo chức năng, lĩnh vực sử dụng,..

  • Phân loại theo cấp bu lông: A/B/C;
  • Phân loại theo vật liệu cấu tạo: Thép cacbon, hợp kim chống ăn mòn,...
  • Phân loại theo cấp bền: bu lông có cấp bền từ 4.5 - 6 là loại thường, còn bu lông có cấp bền phổ biến từ 8.8 - 12.9 là loại bu lông có cường độ cao;
  • Phân loại theo chức năng: Có thể kể đến bu lông kết cấubu lông liên kết.

Ngoài ra, một số loại được sử dụng phổ biến có thể kể tên như:

  • Bu lông móng (bulong neo): một đầu được gắn cố định vào bê tông, đầu ren còn lại dùng để liên kết các chi tiết khác;
  • Bu lông đầu dù tròn: Đầu và thân có dạng hình tròn, cổ bu lông hình vuông; được chế tạo từ nguyên liệu thép không gỉ;
  • Bu lông lục giác: Phần đầu có hình lục giác chìm;
  • Bulong đầu vuông: Là loại có cấp bền bình thường. Có đầu mũ hình chỏm cầu, cổ vuông;
  • Bu lông đầu chữ T: Phần đầu có hình chữ T, làm từ inox và thép;
  • Bulong chữ J: Là thanh trụ trọn bẻ cong tạo thành hình chữ J;
  • Bu lông chữ U: Có hình dạng giống chữ U.

Một số tiêu chí dùng để đánh giá bu lông

các tiêu chí dùng để đánh giá bu lông

  • Quy trình sản xuất ra bu lông cần được thực hiện đầy đủ các bước và giám sát tốt;
  • Nguyên liệu đầu vào để chế tạo cần đạt tiêu chuẩn đề ra: dễ dàng gia công, dễ hàn và hàm lượng hóa học của vật liệu phải ở mức cho phép;
    Trước khi cho thành phẩm ra thị trường, sản phẩm cần được thử nghiệm về nhiều yếu tố như tải trọng tối thiểu, ứng suất đàn hồi tối thiểu và độ dai va đập;
    Độ cứng đảm bảo đạt yêu cầu, có khả năng chống lại sự mài mòn và oxy hóa;
  • Bề mặt của bu lông phải sáng bóng, chịu được tác nhân bên ngoài tự nhiên, không bị gỉ, ăn mòn và chịu được môi trường có nhiệt độ cao;
  • Đáp ứng thông số kỹ thuật theo quy định chung để dễ dàng liên kết với nhiều máy móc, thiết bị khác nhau.

>>>XEM THÊM: Cấp Độ Bền Của Bulong - Phân Loại, Ứng Dụng

Hy vọng những thông tin do BuLong Đức Khang cung cấp về khái niệm bu lông là gì cũng như ứng dụng kèm phân loại sản phẩm sẽ hữu ích với bạn. Nếu thấy bài viết hay thì đừng quên chia sẻ đến với nhiều người hơn nhé!

Bulong Đức Khang

Đối tác
Các dòng sản phẩm tiêu biểu của chúng tôi
shopee
shopee