Bu lông hóa chất là gì? Ứng dụng của bu lông hóa chất trong ngành xây dựng? Hãy cùng Bulong Đức Khang tham khảo bài viết dưới đây để có thông tin về chủ đề này nhé!
Bu lông hóa chất là một loại bu lông có kết cấu đặc biệt. Mối ghép của bu lông hóa chất có thể chịu được các lực lớn từ môi trường bên ngoài, nên thường được sử dụng cho các lĩnh vực yêu cầu tính chất làm việc cao.
Để hiểu rõ hơn về bu lông hóa chất là gì. Hãy cùng tìm hiểu thông tin cơ bản của vật liệu xây dựng này có tại nội dung dưới đây của Bulong Đức Khang nhé!
Bu lông hóa chất là gì?
Bu lông hóa chất (hay thanh ren hóa học) là loại bu lông sử dụng các liên kết hóa học và thanh ren để tạo lực bám dính với bề mặt vật liệu nền (bê tông hoặc gạch đá). Kích thước của mỗi thanh ren sẽ tương ứng với kích thước của nhộng hóa chất thường lần lượt là M10, M12, M16, M20, M24.
Cấu tạo:
Thân ren hóa chất được cấu tạo từ thân ống, Ecu và Long đen. Hai cấp độ bền của thanh ren hóa chất là 5.8 và 8.8. Tùy vào mục đích sử dụng mà chúng ta lựa chọn chỉ số phù hợp.
Nhộng hóa chất: Chất kết dính sẽ được đựng trong một ống thủy tinh. Khi thi công, người thợ sẽ xử lý theo quy trình là cho các thanh ren và hóa chất kết kính với nhau.
Trên thị trường hiện nay có hai loại bu lông đang được sử dụng phổ biến:
- Dạng tuýp (keo): Hilti Re 500, Fisher EM 390 …
- Dạng ống (được làm từ thủy tinh hoặc nhựa): HVA (Hilti), RM (Fisher), Maxima (Ramset).
Đặc điểm của bu lông hóa chất
Để mua được bu lông hóa chất phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình thì bạn nên quan tâm những đặc điểm sau để tránh phát sinh thời gian và chi phí mua lại.
Về độ kính dính
Theo các chuyên gia, bu lông hóa chất dạng ống có độ kết dính thấp hơn so với bu lông hóa chất dạng tuýp. Bởi bu lông hóa chất dạng tuýp có thành phấn hóa học là Epoxy, một hợp chất cho độ kính dính cao nhất. Còn bu lông hóa chất dạng ống có thành phần hóa chất là Epoxy Acrylic hoặc Methyl Methacrylate cho độ kết dính ở dạng trung bình.
Về thời gian thi công
- Tùy vào điều kiện thời tiết mà thời gian liên kết cứng của bu lông hóa chất dạng ống sẽ rơi vào khoảng 3 - 11 phút;
- Còn Bu lông dạng tuýp có thời gian liên kết cứng từ 1- 3 giờ.
Về cách sử dụng
- Bu lông hóa chất đều cần lắp đặt bằng các thiết bị chuyên dụng:
- Bu lông dạng ống: Máy khoan, đầu lục giác (do nhà sản xuất yêu cầu);
- Bu lông dạng tuýp: súng bắn keo;
Bảo quản và vận chuyển
- Với dạng ống: Do bu lông được đặt trong từng ống thủy tinh (hoặc PVC nylon) nên khi vận chuyển dễ bị vỡ, hư hỏng,... Người dùng cần lưu ý vận chuyển để tránh trường hợp không mong muốn xảy ra.
- Với dạng tuýp: Được đóng gói dưới dạng ống nhựa cứng nên vận chuyển và bảo quản cũng đơn giản hơn so với dạng ống.
Về khả năng thích ứng
Khi sử dụng bu lông hóa chất dạng ống, một điều cần lưu ý là lỗ khoan cần có độ chuẩn xác cao hoặc sai số tối thiểu trong điều kiện cho phép. Nếu lỗ khoan quá sâu hoặc quá nông thì sẽ không lắp đặt được. Nếu xảy ra trường hợp như vậy bạn nên chuyển qua Bu lông hóa chất dạng tuýp.
Các loại bu lông hóa chất hiện nay
Hiện nay bu lông hóa chất thường được phân loại như sau:
- Bu lông hóa chất Hilti: Loại bulông có đầu côn tròn rất dễ nhận biết;
- Bu lông hóa chất Ramset: Đến từ thương hiệu Ramset, có đầu côn hình lục giác, thân ren;
- Bu lông hóa chất Hàn Quốc: Là loại bu lông có cấp bền 8.8, hình dạng thanh trụ tròn. Vật liệu này không phổ biến tại Việt Nam.
Ứng dụng của bu lông hóa chất trong xây dựng
Bu lông hóa chất thường được sử dụng cho các dự án thi công có thời gian ngắn nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững như:
- Dự án giao thông: Cầu đường, tầng hầm, bến tàu, cầu tàu, các công trình dưới nước,...
- Xây dựng công trình: thang thoát hiểm, thiết kế nhà kính trên cao, cửa ra vào, cột công nghiệp, sàn mái, sản xuất lan can, cột bóc thép, lắp đặt quạt hút.
Ngoài ra, bu lông hóa chất còn được ứng dụng vào các lĩnh vực khác như:
- Máy móc: Cố định nguồn, cố định cáp truyền hình, máy phát, hệ thống âm thanh, ánh sáng,...;
- Công nghiệp: Bu lông hóa chất là nền tảng cho các thiết bị máy trọng tải lớn.
Cách sử dụng bu lông hóa chất
Để khoan nối bu lông với các ốc vít, ta thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Dùng máy khoan để khoan vào bề mặt cần liên kết một góc 90 độ so với chân răng;
- Bước 2: Dùng que nhỏ làm sạch bụi tại vị trí mới khoan;
- Bước 3: Đưa hóa chất vào;
- Bước 4: Dùng máy khoan để đưa bu lông và thanh ren vào. Có thể bắt đầu khoan ở chế độ thường, khi bu lông còn ⅔ thì chuyển sang chế độ búa và khoan chậm rãi;
- Bước 5: Chờ khoảng 25 phút để hóa chất khô rồi mới sử dụng.
>>>XEM THÊM:
- Cấp Độ Bền Của Bulong - Phân Loại, Ứng Dụng Cấp Bền
- Bulong Neo Là Gì? Ứng Dụng, Phân Loại, Tiêu Chuẩn
Mong rằng qua bài viết phía trên bạn đã hiểu rõ về bu lông hóa chất là gì. Nếu thấy những nội dung của Bulong Đức Khang hữu ích thì hãy chia sẻ đến nhiều người hơn nhé!