Bu lông lục giác thường được sử dụng để liên kết các mối ghép yêu cầu cao về tính thẩm mỹ và độ bền. Tùy vào từng mục đích sử dụng, người thợ sẽ yêu cầu kích thước bu lông lục giác khác nhau.
Nếu bạn đang tìm hiểu về những kích thước của bu lông được dùng phổ biến thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Bulong Đức Khang nhé!
Đặc điểm của bu lông lục giác
Nhiều loại bu lông với kích thước và kết cấu khác nhau được chế tạo để phục vụ cho từng mục đích sử dụng khác nhau. Trong đó, bu lông lục giác là vật liệu được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay.
Đúng như tên gọi, bu lông lục giác có cấu tạo gồm một đầu đúc theo dạng 6 cạnh đều nhau, phần thân có hình trụ tròn thẳng đứng. Sản phẩm cơ khí này được sản xuất từ các vật liệu như thép hoặc inox nhằm liên kết các chi tiết khác lại với nhau nhờ sự phối hợp của các đai ốc phù hợp.
Phân loại bu lông lục giác hiện nay
Trên thị trường hiện nay, người ta phân loại bu lông lục giác thành hai nhóm nhỏ bao gồm bu lông lục giác chìm và bu lông lục giác ngoài.
Bu lông lục giác ngoài
Bạn có thể thấy bu lông lục giác được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công nghiệp đến xây dựng, cơ khí,... Đây là loại bu lông có thể dễ dàng nhận biết được vì đầu của vật liệu này chính là hình lục giác, không phải hình tròn như bu lông lục giác chìm.
Bu lông có thiết kế sáu cạnh đều nhau nên bạn có thể dùng cờ lê để tháo hoặc siết chặt bu lông. Phần thân có hình trụ dài được tiện ren lửng hoặc ren suốt tùy vào nhu cầu sử dụng của bạn.
Để tháo hoặc lắp bu lông lục giác ngoài, người ta thường sử dụng cờ lê tương ứng với kích thước của đai ốc.
Bu lông lục giác chìm
Một số bu lông lục giác chìm được ứng dụng nhiều nhất hiện nay như:
- Bu lông lục giác chìm đầu dù;
- Bu lông lục giác chìm đầu bằng;
- Bu lông lục giác chìm đầu trụ.
Tương tự với các loại bu lông khác, bu lông lục giác chìm không đầu có chức năng liên kết với những chi tiết, bộ phận khác trong tổng thể thiết kế. Tuy nhiên, khác với bu lông lục giác chìm, loại bu lông này có kết cầu lục giác bên trong nên mang đến tính thẩm mỹ cao hơn cho các mối ghép.
Bu lông lục giác chìm thường được ứng dụng trong lĩnh vực cơ khí, thiết bị máy móc công nghiệp.
Kích thước bu lông lục giác được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Tương ứng với từng mục đích sử dụng khác nhau, người ta sẽ cần đến các kích thước bu lông lục giác thích hợp. Các kích thước bu lông lục giác phổ biến hiện nay bao gồm M3, M5, M6, M8, M10, M12.
Dưới đây là bảng thông số kích thước bu lông phổ biến được sử dụng trên thị trường.
Bu lông lục giác ngoài ren lưng Din 931/ISO 4014
- Sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 931;
- Cấp độ bền phổ biến là 4.6 - 12.9;
- Kích thước đường kính bu lông lục giác ngoài ren lửng là M6 - M64;
- Thông số thường được sử dụng: M3, M4, M5, M6, M10.
Bu lông lục giác ngoài ren suốt Din 933/ISO 4017
- Sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 933;
- Cấp độ bền phổ biến là 4.6 - 12.9;
- Kích thước đường kính bu lông lục giác ngoài ren lửng là M6 - M64;
- Thông số thường được sử dụng: M3, M4, M5, M6, M10.
Bulong lục giác chìm đầu trụ Din 912/ISO 4762
- Sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 912;
- Cấp độ bền phổ biến là 4.6 - 12.9;
- Kích thước đường kính bu lông lục giác ngoài ren lửng là M3 - M30;
- Thông số thường được sử dụng: M3, M4, M5, M6, M10.
Nguyên liệu để chế tạo loại bu lông này là thép cacbon, inox 201, 304,316. Loại bu lông Din 912 thường được dùng lĩnh vực cơ khí chế tạo, lắp đặt máy móc, thiết bị điện,... Không chỉ sở hữu tính thẩm mỹ cao, mà vật liệu này có khả năng chịu lực tốt với kích thước ốc vít chính xác. Ngoài ra khả năng chống ăn mòn cũng là ưu điểm nổi trội của loại chi tiết này.
Bulong lục giác chìm đầu cầu Din 7380-1
- Sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 7380;
- Cấp độ bền phổ biến là 4.6 - 10.9;
- Kích thước đường kính bu lông lục giác ngoài ren lửng là M3 - M30;
- Thông số thường được sử dụng: M3, M4, M5, M6, M10.
Loại bu lông có ưu điểm là tính thẩm mỹ cao cho các mối nối nhưng vẫn đảm bảo tính chắc chắn, nên thường được ứng dụng cho các công trình chế tạo máy móc có cường độ cao.
Bulong lục giác chìm đầu bằng Din 7991/ISO 10462
- Sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 7991;
- Cấp độ bền phổ biến là 4.6 - 12.9;
- Kích thước đường kính bu lông lục giác ngoài ren lửng là M8 - M30;
- Thông số thường được sử dụng: M3, M4, M5, M6, M10.
Bạn có thể thấy loại ốc lục giác này xuất hiện nhiều trong lĩnh vực nội thất đồ gỗ, bởi thiết kế đầu bu lông đầu bằng nên có thể khoan vào gỗ rất tiện lợi mà không gây gồ ghề cho bề mặt của vật dụng. Do đó, bu lông ốc lục giác được đánh giá cao và ứng dụng nhiều trong nội thất so với các loại bu lông khác.
Các công cụ hỗ trợ tháo - mở bu lông lục giác
- Với các loại bu lông lục giác chìm, người ta sẽ nhờ đến sự hỗ trợ của cờ lê. Kích thước cờ lê sẽ khác nhau tùy vào kích thước bu lông lục giác ngoài;
- Với các loại bu lông lục giác chìm, bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ của bộ tua vít lục giác.
>>>XEM THÊM:
- Bu Lông Đai Ốc Là Gì? Chất Liệu Hình Thành, Ứng Dụng
- Ty Ren Là Gì? Phân Loại, Phương Pháp Tạo Ra Tyren
Qua bài viết trên, hẳn bạn đã có thêm thông tin về kích thước bu lông lục giác được sử dụng phổ biến hiện nay. Nếu bạn có nhu cầu mua sản phẩm cơ khí này, hãy liên hệ đến số hotline của Bulong Đức Khang để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí nhé.